Thuốc Pruzena

 

Thông tin cơ bản về thuốc Pruzena bao gồm:

► Tên biệt dược: Pruzena

► Thành phần hoạt chất bao gồm: Vitamin B6 10mg, Doxylamine 10mg

► Dạng bào chế thuốc: Dạng viên nang

► Quy cách đóng gói:  Đóng hộp 3 vỉ x 10 viên

► Phân loại thuốc: Thuốc phụ khoa, nam khoa, nội tiết tố

Thuốc Pruzena là thuốc với công dụng gì?

Giảm tình trạng buồn nôn và nôn mửa khó chịu trong thai kỳ của thai phụ, chứng nôn nghén.

Hoạt chất Doxylamine cũng được sử dụng như phương pháp điều trị ngắn hạn cho một số vấn đề về giấc ngủ: mất ngủ, khó ngủ…

Tác dụng phụ của thuốc Pruzena là gì?

Trên hệ tim mạch: Hồi hộp, nhịp tim nhanh.

Đối với thần kinh trung ương: Chóng mặt, mất định hướng, buồn ngủ, nhức đầu, kích thích thần kinh trung ương.

Thận-tiết niệu-sinh dục: Tiểu khó, bí tiểu, vô niệu.

Trên hệ tiêu hóa: Chán ăn, khô niêm mạc, tiêu chảy, táo bón, đau vùng thượng vị, khô miệng.

Mắt: Nhìn mờ hoặc nhìn đôi.

Tác dụng không mong muốn của doxylamin succinat hay gặp là buồn ngủ. Các tác dụng không mong muốn khác bao gồm có rối loạn tiêu hóa (chán ăn, khó tiêu, khô miệng), nhức đầu, nhìn mờ, ù tai, phấn chấn hay suy nhược, kích thích, ác mộng, nặng ngực, tay có cảm giác nặng và yếu.

Các triệu chứng kích thích gặp ở người lớn bao gồm có mất ngủ, lo lắng, nhịp tim nhanh, run, vặn cơ và co giật.

Ở liều dùng cao có thể gây ra động kinh. Cũng có thể xảy ra dị ứng và sốc phản vệ. Rối loạn các dòng tế bào máu gồm có mất bạch cầu hạt và thiếu máu huyết tán có thể xảy ra.

Doxylamin succinat có tính kháng cholinergic, nên khi sử dụng cần thận trọng ở các bệnh như là glôcôm và phì đại tuyến tiền liệt.

Tác dụng của atropin và các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể tăng lên khi sử dụng kết hợp với doxylamin succinat.

Doxylamin succinat cũng có thể làm tăng tác dụng an thần của các chất ức chế thần kinh trung ương như rượu, barbiturat, thuốc ngủ, thuốc giảm đau narcotic, thuốc an thần.

Báo ngay cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn mà bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác với thuốc Pruzena 

Các thuốc kháng cholinergic: có thể xảy ra hội chứng kháng cholinergic trung ương và/ hoặc ngoại vi khi sử dụng đồng thời với thuốc giảm đau narcotic, các phenothiazin và các thuốc tâm thần khác (đặc biệt có tính chất kháng cholinergic cao), thuốc chống trầm cảm ba vòng, quinidin và một vài thuốc chống loạn nhịp, thuốc kháng histamin.

Các thuốc cholinergic: có thể gây đối kháng với tác dụng điều trị của các thuốc cholinergic, bao gồm có donepezil, rivastigmin và tacrin.

Các thuốc ức chế thần kinh trung ương: có tác dụng an thần có thể tăng khi sử dụng cùng với thuốc ức chế thần kinh trung ương, như rượu, benzodiazepin, barbiturat, thuốc giảm đau narcotic, và một số loại thuốc an thần khác. Vì vậy, tác dụng an thần nên được theo dõi một cách cẩn thận.

Rượu: Tránh dùng rượu.

Isoniazid sẽ phản ứng với pyridoxal tạo thành hydrazon và do đó có thể ức chế sự tạo thành của pyridoxal phosphat. Isoniazid cũng có thể kết hợp với các pyridoxal phosphat; liều cao gây ảnh hưởng đến tác dụng enzym của pyridoxal phosphat. Sự tạo thành các hydrazon làm tăng bài tiết qua thận các hợp chất pyridoxin. Vì thế khi điều trị bằng isoniazid sẽ gây tình trạng thiếu pyridoxin.

Hydralazin, cycloserin và penicillamin cũng gây ảnh hưởng đối với sự sử dụng và hoạt động của pyridoxin.

Các thuốc ngừa thai dùng bằng đường uống sẽ làm giảm nồng độ pyridoxal phosphat ở một số người.

Pyridoxin kích thích tạo dopamin từ levodopa ở các mô ngoại biên, do đó làm giảm nồng độ dopamin ở não và làm mất tác dụng điều trị bệnh Parkinson.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Phenobarbital 100mg Tipharco

Thuốc Rizonib 250mg

Thuốc Rilutek 50mg